thực đơn

【Chi phí đi lại ở Nhật Bản】 Tiền tàu điện đi làm trong bao nhiêu ngày bằng tiền mua vé định kỳ? ~ Khu vực Kanto ~

【Chi phí đi lại ở Nhật Bản】 Tiền tàu điện đi làm trong bao nhiêu ngày bằng tiền mua vé định kỳ? ~ Khu vực Kanto ~

2020-11-18

Văn hóa, phong tục Nhật Bản

 

 

Ở khu vực Tokyo – Nhật Bản, khoảng 65% phương tiện đi làm hoặc đi học là bằng tàu điện.

Điểm mấu chốt là nếu bạn là nhân viên chính thức và đi làm năm ngày một tuần, thì tốt hơn là bạn nên mua vé định kỳ sẽ có lợi hơn.

 

Nếu bạn có kế hoạch làm việc ở ngoại ô Tokyo từ bây giờ, bạn nên biết mức lợi đó là bao nhiêu và có những loại vé định kỳ nào.

 

1.Cách mua vé định kỳ của tàu điện

 

Ở khu vực Kanto, người ta thường mua thẻ IC để đi lại như Suica hoặc PASMO.

Cũng như Suica và PASMO không có kèm dịch vụ vé định kỳ, chỉ cần bạn nạp tiền vào thẻ, bạn có thể dùng khi đi bằng tàu điện, xe buýt ngoài khu vực của vé định kỳ hoặc dùng để mua sắm tại các cửa hàng và máy bán hàng tự động nên tiện lợi hơn.

Tôi dự kiến sẽ viết thêm 1 bài về thẻ IC giao thông trong một bài viết khác, vì vậy hãy xem chi tiết ở đó.

 

Phương thức mua khác nhau một chút tùy thuộc vào công ty đường sắt, nhưng những thẻ IC này có thể được mua tại các máy bán vé tự động ở các nhà ga. Khi mua vé định kỳ, bạn cần nhập tên, giới tính, ngày sinh và thông tin liên hệ của mình. Gần đây, máy bán vé tự động đã có hỗ trợ nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Hàn, vì vậy với người nước ngoài có thể mua nó khá dễ dàng.

 

 

2.Tiền mua vé định kỳ bằng tiền đi lại của bao nhiêu ngày?

 

Hãy cùng xem chi phí đi lại từ Ga Kitasenju đến Ga Shinagawa của JR Higashi Nihon.

 

<Giá vé bình thường>

Giá vé một chiều ⇒ 310 yên

Giá vé khứ hồi ⇒ 620 yên

 

  • Nếu bạn mua theo kiểu vé định kỳ

1 tháng 9.220 yên

 

  • Tiền mua vé định kỳ bằng tiền đi lại của bao nhiêu ngày?

9.220 yên ÷ 620 yên (khứ hồi) = 14,8 ngày

 

Như vậy nếu bạn đi về giữa ga Kitasenju và Shinagawa bằng tàu điện từ 15 ngày trở lên, thì bạn nên mua vé định kỳ sẽ có lợi hơn.

 

  • Có lợi hơn khoảng bao nhiêu

20 ngày khứ hồi với giá vé thông thường

20 ngày x 620 yên (khứ hồi) = 12.400 yên

 

12,400 Yên (tiền vé) -9,220 Yên (vé định kỳ ) = 3,180 Yên

 

Trong trường hợp đi khứ hồi 20 ngày, giá vé định kỳ sẽ rẻ hơn vé thông thường khoảng【3,180 yên.

 

 

3.Có 3 loại vé định kỳ

 

Vé định kỳ có 3 loại thời hạn.

Có 3 loại: 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng.

Vé định kỳ của bất kỳ công ty nào cũng vậy, vé có thời hạn dài hơn sẽ có lợi hơn như 3 tháng sẽ có lợi hơn 1 tháng và 6 tháng sẽ có lợi hơn 3 tháng.

 

Lấy ví dụ như trên, chúng ta hãy xem giá vé thông thường giữa Kitasenju và Shinagawa

 

Nội dung trong () là khoảng chênh lệch so với vé 1 tháng

Vé 1 tháng → 9.220 yên

Vé 3 tháng → 26,290 yên (tiết kiệm 1,370 yên so với việc mua 3 lần vé 1 tháng)

Vé 6 tháng → 44,260 yên (tiết kiệm 11,060 yên so với việc mua 6 lần vé 1 tháng)

 

Như bạn có thể thấy, về cơ bản, nếu mua vé định kỳ thì bạn nên mua vé 6 tháng sẽ có lợi hơn.

 

Tuy nhiên, cần lưu ý trường hợp cần hoàn lại tiền khi không cần sử dụng vé vẫn còn hạn sử dụng. Việc hoàn tiền được tính theo đơn vị tháng, nên nếu dùng chỉ 1 ngày vẫn được tính là đã dùng 1 tháng. Những ngày dưới một tháng sẽ được tính tròn thành một tháng và số tiền sẽ được hoàn lại sau khi trừ đi tiền vé định kỳ của số tháng đã dùng và phí 220 yên. Việc hoàn tiền cho vé đi lại chỉ áp dụng tại các văn phòng bán vé đi lại.

 

Số tiền hoàn lại = Số tiền vé – tiền vé định kỳ cho số tháng đã sử dụng – chi phí dịch vụ 220 yên

 

Đối với những ai có khả năng chuyển công tác đột ngột hoặc chuyển việc thì nên chú ý điểm này.

 

4.Tiền vé định kỳ có thay đổi tùy thuộc vào công ty đường sắt không?

Bây giờ, tôi hy vọng bạn biết rằng mua vé cố định sẽ có lợi hơn. Vậy mức độ được lợi có khác nhau tùy thuộc vào công ty đường sắt không?

 

Tôi sẽ tính toán vài ví dụ như sau để biết được rằng tiền đi lại trong bao nhiêu ngày sẽ bằng tiền mua vé cố định.

 

(Vé cố định) ÷ (Giá vé khứ hồi khi không dùng vé cố định)

 

 

 

  • Đầu tiên từ JR Higashi Nihon

 

<Giá vé bình thường>

Giá vé một chiều ⇒ 310 yên

Giá vé khứ hồi ⇒ 620 yên

 

≪Vé cố định

Vé 1 tháng 9.220 yên

Vé 3 tháng 26,290 yên

Vé 6 tháng 44,260 yên

 

  • Trường hợp vé 1 tháng

9.220 yên ÷ 620 yên (khứ hồi) = 14,8 ngày

 

  • Trường hợp vé 3 tháng

25.790 yên ÷ 620 yên (khứ hồi) = 42,4 ngày (14,1 ngày mỗi tháng)

 

  • Trường hợp vé 6 tháng

44.260 yên ÷ 620 yên (khứ hồi) = 71,4 ngày (11,9 ngày mỗi tháng)

 

Đối với JR Higashi Nihon, chúng ta thấy rằng nếu mua vé định kỳ 6 tháng, thì trong 1 tháng bạn đi 12 ngày là có thể hồi lại vốn

 

 

 

  • Tiếp theo là Tuyến Odakyu.

Shinjuku-Shinyurigaoka

Giá vé một chiều 320 yên

 

≪Vé cố định

Vé 1 tháng 11.030 yên

Vé 3 tháng 31.440 yên

Vé 6 tháng 59,570 yên

 

  • Trường hợp vé 1 tháng

11.030 yên ÷ 640 yên (khứ hồi) = 17,2 ngày

 

  • Trường hợp vé 3 tháng

31.440 yên ÷ 620 yên (khứ hồi) = 50,7 ngày (16,9 ngày mỗi tháng)

 

  • Trường hợp vé 6 tháng

59.570 yên ÷ 620 yên (khứ hồi) = 96 ngày (16 ngày mỗi tháng)

 

Đối với Tuyến Odakyu, chúng ta thấy rằng nếu mua vé định kỳ 6 tháng, thì trong 1 tháng bạn đi 16 ngày là có thể hồi lại vốn

 

 

  • Để tham khảo, chúng ta hãy xem Tuyến Hanzomon thuộc tàu điện ngầm Tokyo Metro.

Shibuya-Oshiage

Giá vé một chiều 250 yên

 

≪Vé cố định

Vé 1 tháng 8,780 yên

Vé 3 tháng 25.030 yên

Vé 6 tháng 47.420 yên

 

  • Trường hợp vé 1 tháng

8.780 yên ÷ 500 yên (khứ hồi) = 17,5 ngày

 

  • Trường hợp vé 3 tháng

25.030 yên ÷ 500 yên (khứ hồi) = 50,1 ngày (16,7 ngày mỗi tháng)

 

  • Trường hợp vé 6 tháng

47.420 yên ÷ 500 yên (khứ hồi) = 94,8 ngày (15,8 ngày mỗi tháng)

 

Đối với tuyến Tokyo Metro Hanzomon, chúng ta thấy rằng nếu mua vé định kỳ 6 tháng, thì trong 1 tháng bạn đi 16 ngày là có thể hồi lại vốn

 

Nếu tính theo cách này, chúng ta thấy được mức có lợi khi mua vé định kỳ sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào từng công ty đường sắt. Ví dụ, trong một tháng có kì nghỉ dài thì tổng số ngày thường không đủ 20 ngày, khi đó có thể tổng số tiền đi lại khi mua vé thường rẻ hơn so mua vé 1 tháng.

 

 

<Lời người viết >

Lần này, tôi đã thử tính xem việc mua vé định kỳ có lợi hay không.

 

Tôi nghĩ có nhiều công ty chi trả tiền phí mua vé định kỳ, nhưng cũng có trường hợp quy định mức chi trả tối đa. Trong một số trường hợp, bạn có thể phải bù lại số tiền vượt quá mức tối đa đó, vì vậy bạn nên lưu ý về chi phí đi lại đến nơi làm việc khi tìm phòng.

 

(Lưu ý) Dữ liệu trong bài viết này tại thời điểm tháng 10 năm 2020.

 

Xem các bài viết được đề xuất khác